Các bài học về Social Media mà doanh nghiệp cần biết

07/05/2021    1.500    4.36/5 trong 10 lượt 
Các bài học về Social Media mà doanh nghiệp cần biết
Social Media là một hình thức marketing rất hiệu quả. Vậy nên mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng để xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Chiến dịch Social Media là gì?

Một chiến dịch social media là một bản tóm lược tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp sẽ làm. Mục đích là đạt được lượng khách hàng tối ưu bằng cách dùng kênh social. Mục đích càng cụ thể thì sẽ dễ dàng thực hiện chiến dịch một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Đừng làm chiến dịch một cách quá phức tạp hay khiến cho vấn đề đi quá xa giới hạn của doanh nghiệp khiến cho việc thực hiện khó khăn và bất khả thi. 

Các bước xây dựng chiến dịch Social Media hiệu quả

Mạng xã hội giống như kênh chăm sóc khách hàng giúp ích cho doanh nghiệp. Quá trình để xây dựng các chiến dịch social media có thể kéo dài và thậm chí trong thời gian hoạt động có những lỗi lầm mà doanh nghiệp mắc phải không đáng có. Xây dựng kế hoạch social media quan trọng và bắt buộc phải làm trong chiến dịch truyền thông của tổ chức. 

Các bước xây dựng chiến dịch social media:

+ Bước 1: Hình thành mục đích

Làm việc gì cũng cần có mục đích và việc xây dựng chiến dịch social media cũng vậy. Đầu tiên là thiết lập mục đích, những mục đích này giúp doanh nghiệp hay công ty vạch rõ ra được kế hoạch giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp xúc được nhịp độ hoạt động. Nếu thiếu mục đích thì khó có thể đo lường được những sự thành công hay thất bại trong quá trình thực hiện.

+ Bước 2: Nhận xét các tài khoản social media hiện tại

Doanh nghiệp cũng nên kiểm tra và có nhận xét khách quan vị trí hiện tại của social media của doanh nghiệp trước khi tạo ra một kế hoạch social media. Tìm hiểu những khách hàng đã và đang kết nối với sản phẩm trên mạng xã hội của doanh nghiệp, hoạt động mạnh mẽ trong môi trường mạng xã hội nào và đối thủ cạnh tranh của mình đang đưa ra những chiến lược nào cho sản phẩm.

+ Bước 3: Làm mới hoặc nâng cấp tài khoản social media

Lựa chọn được mạng xã hội nào để hoạt động phù hợp với mục đích của chiến dịch đã đề ra vô cùng quan trọng. Nếu đã có câu trả lời thì việc cần quan tâm tiếp theo là tài khoản social của bạn. Bạn có thể tạo mới chúng nếu như chưa có hay có thể cập nhật, nâng cấp chúng một cách tối ưu nhất để thu hút được những lượng truy cập từ phía người dùng. 

+ Bước 4: Tìm hiểu những thông tin kênh social của đối thủ cạnh tranh

Nếu chưa có được những chiến dịch tốt nhất, bạn cũng có thể tham khảo những thông tin của đối thủ hoặc những lĩnh vực khác mà có thể áp dụng được vào mô hình của mình. Khách hàng cũng có thể là người khơi nguồn cảm hứng để từ đó bạn có thể tìm ra những phương án phù hợp. 

+ Bước 5: Lên kế hoạch và lịch trình cụ thể

Sau khi đã hoàn thành những bước trên thì lên kế hoạch và đưa ra một lịch trình cụ thể để thực hiện là vô cùng quan trọng. Cần đưa ra những nội dung nào để truyền tải lên mạng xã hội và khi nào nên đăng tải. Chọn thời gian thích hợp cũng rất quan trọng, nó quyết định lượng tương tác của bạn với bên phía người dùng có hiệu quả hay không. 

+ Bước 6: Kiểm tra, đánh giá

Cần kiểm tra liên tục các bước thực hiện tránh sai sót trong suốt quá trình thực hiện, từ đó có những phương án khắc phục phù hợp. Có thể dựa vào kết quả đánh giá của người dùng để kiểm tra xem chất lượng của sản phẩm cũng như có sai sót gì trong suốt quá trình hay không. Từ đó rút ra những bài học cho những kế hoạch lần sau.

Những chiến dịch social media nào đáng học hỏi?

Truyền thông trên social media hiện đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Có nhiều chiến dịch social media vậy thì doanh nghiệp nên lựa chọn những chiến dịch nào để có thể học hỏi và áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Dưới đây là 5 loại chiến dịch social media đáng học hỏi nhất:

Launching campaign

Đây là loại chiến dịch tung sản phẩm mới hoặc thay đổi những cái cũ của sản phẩm hoặc các chiến dịch giới thiệu dòng sản phẩm mới của cùng một nhãn hàng, thương hiệu. 

Branding campaign

Chiến dịch xây dựng thương hiệu để tạo ra những nhận thức tích cực của sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp lên tâm trí khách hàng bằng cách kết hợp các logo, thiết kế… để giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và tiếp cận.

Nó tạo ra sự khác biệt để mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ, giúp bạn dễ dàng níu kéo được khách hàng.

Đòi hỏi có sự tính toán kỹ càng để xây dựng chiến lược cẩn thận. Có thể chạy thử trên các trang mạng xã hội để xem hiệu quả mà nó đem lại

Promotion campaign

Đây là chiến dịch tập trung thông báo về chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp. Nhằm đưa ra những chương trình để tri ân khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Hình thức thực hiện là các công cụ quảng cảo, PR hay một mức giảm giá của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó. Các chiến lược quảng bá và cách bạn tiến hành sẽ phụ thuộc vào phân khúc, định vị mục tiêu, ngân sách của bạn.

Sponsorship campaign

Chiến dịch dành cho mục đích tăng nhận biết thương hiệu khi tài trợ các chương trình thông qua truyền thông. Có nhiều hình thức cho chiến dịch này như: tài trợ chương trình truyền hình, tài trợ quỹ khuyến học, tài trợ chi phí cho những viện nhi đồng.
Brand event campaign

Đây là chiến dịch tổ chức một sự kiện, kêu gọi mọi người tham dự của một nhãn hàng từ đó làm tăng nhận biết thương hiệu. Rất nhiều những doanh nghiệp nổi tiếng đã tổ chức sự kiện, trao giải cho người thắng cuộc. Từ đó có thể quan sát được những cảm nhận trực tiếp từ phía khách hàng và người tham gia để thu được những kết quả tốt nhất.

Lời kết

 

Vừa rồi là bài viết chia sẻ các chiến dịch social media hay mà bạn nên học hỏi và tham khảo cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những tính toán để thực hiện những chiến dịch cho doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ. 


Bình luận